Skip to main content

CUỘC THI SÁNG TÁC, QUẢNG BÁ CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆTHUẬT, BÁO CHÍVỀ CHỦ ĐỀ “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH BÁC HỔ, BÁC TÔN” TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2024-2025

          Họ và tên người dự thi: Lê Trí Nguyên Chương

          Ngày tháng năm sinh: 04/11/1996

          Số CCCD/CMND: 089096000170

          Địa chỉ: xã Bình Thạnh Đông, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.

          Đơn vị công tác: Công an xã Hoà Lạc, huyện Phú Tân, An Giang

          Số điện thoại liên hệ: 0339929244.

                                             Hoà Lạc, ngày 19 tháng 02 năm 2025

Trong những năm qua việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác đã trở thành việc làm quan trọng, cấp thiết, có tác động mạnh mẽ đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, góp phần hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, xoá đói giảm nghèo, giữ vững an ninh quốc phòng của huyện Phú Tân nói riêng và trên khắp mọi miền đất nước nói chung.

          Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu là những phẩm chất cơ bản trong hệ thống quan điểm đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Người là tấm gương sáng, mẫu mực trong thực hành những chuẩn mực đạo đức đó. Nhận thức đầy đủ, sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu và đặc biệt là làm theo tấm gương của Bác là nội dung quan trọng thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”Theo tư tưởng của Hồ Chí Minh, ý nghĩa của chống tham ô, lãng phí, quan liêu là cách mạng bởi vì tham ô, lãng phí, quan liêu là nọc độc xấu xa của chế độ cũ, muốn xây dựng một xã hội mới phải tẩy cho sạch những thói xấu của xã hội cũ, chống tham ô, lãng phí, quan liêu là để xây dựng đội ngũ, giúp đỡ cán bộ, chiến sỹ ta tiến bộ. Hồ Chí Minh đã phân tích có những người trong lúc đấu tranh thì trung thành, hăng hái, không sợ nguy hiểm, không sợ khổ cực, không sợ quân địch, nghĩa là có công với cách mạng. Song, đến khi có ít nhiều quyền hạn trong tay thì đâm ra kiêu ngạo, xa xỉ, phạm vào tham ô lãng phí, quan liêu, không tự giác mà biến thành người có tội với cách mạng, chúng ta làm cách mạng là để tiêu diệt chế độ thực dân, phong kiến, xây dựng dân chủ mới đó là một xã hội tự do, bình đẳng, một xã hội cần kiệm, liêm chính, cho nên phải tẩy cho sạch hết những thói xấu của xã hội cũ, phải chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Bên cạnh đó, ý nghĩa của chống tham ô, lãng phí, quan liêu còn là dân chủ, bởi vì mọi tầng lớp trong xã hội đoàn kết để kháng chiến thành công là một hình thức dân chủ tập trung, không ai có thể lợi dụng quyền lực, vị trí công tác để tham ô, lãng phí của công, quan liêu hách dịch với người khác; phong trào chống tham ô, lãng phí, quan liêu phải biết dựa vào quần chúng mới thành công, chúng ta phải biết phát huy dân chủ để động viên được quần chúng tham gia và nhiệm vụ của quần chúng là phải hăng hái tham gia phong trào chống tham ô, lãng phí, quan liêu vì đây là một thứ “Giặc ở trong lòng”, nếu chúng ta chỉ chú trọng chống giặc ngoại xâm mà quên chống giặc nội xâm như thế là chưa làm tròn nhiệm vụ của mình. Chống tham ô, lãng phí, quan liêu sẽ giúp cho mọi người nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần làm chủ, ý thức bảo vệ của công, hăng hái thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm để xây dựng nước nhà pháp quyền trong sạch, vững mạnh, nâng cao đời sống của nhân dân.

          Trong giai đoạn hiện nay, lãng phí quan liêu, tham nhũng đang diễn ra trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, ở các ngành, các cấp, trong các cơ quan hành chính và bộ máy nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, trong nhân dân, trong lĩnh vực quản lý đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, trong chi tiêu hành chính,…Tuy nhiên, theo tôi khi tốc độ đô thị hóa đang tăng nhanh thì lĩnh vực lãng phí, quan liêu, tham nhũng diễn ra đang tập trung trong lĩnh vực quản lý đất đai và đầu tư xây dựng cơ bản.

          Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta ngày càng khẳng định rõ năng lực và bản lĩnh của một Đảng cầm quyền, đưa đất nước vượt qua đói nghèo, tụt hậu tiến nhanh trên con đường hội nhập quốc tế. Song, bên cạnh đó những biểu hiện của mặt trái nền kinh tế thị trường đang trong giai đoạn chuyển đổi cũng đã bộc lộ và trở thành vấn nạn xã hội nhức nhối, thậm chí đang là thách thức lớn đối với thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, đó là tệ tham nhũng, quan liêu, lãng phí …, vì vậy, cùng với nhiệm vụ tiếp tục lãnh đạo công cuộc phát triển kinh tế – xã hội, Đảng và nhà nước ta luôn xác định đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu và lãng phí trong xã hội là nhiệm vụ hàng đầu có ý nghĩa sống còn của chế độ, hiện nay, chống tham nhũng không còn là vấn đề riêng của bất kì quốc gia nào, nó đang là cuộc chiến quyết liệt mang tính toàn cầu không phân biệt sắc tộc, lãnh thổ hay chế độ chính trị. Với nước ta, đấu tranh chống tham nhũng, bên cạnh việc hợp tác quốc tế học hỏi kinh nghiệm, tạo dựng hành lang pháp lý chặt chẽ, đồng bộ, đề ra các giải pháp hiệu quả…thì việc triển khai sâu rộng cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chính là một con đường sáng để Đảng ta lãnh đạo thắng lợi cuộc đấu tranh này.

          Công tác phòng chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí là nhiệm vụ trọng tâm luôn được Đảng, nhà nước hết sức quan tâm. Qua nhiều năm thực hiện, công tác phòng chống tham nhũng đã có nhiều cố gắng, đạt được những kết quả đáng trân trọng, tuy nhiên vẫn chưa tạo được sự chuyển biến có tính cơ bản, tham nhũng vẫn còn xảy ra ở nhiều ngành, địa phương và trên nhiều lĩnh vực. Rõ ràng vẫn còn nhiều yếu kém chậm được khắc phục. Điều đáng nói ở đây là các quy định về phòng chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí không thiếu, thậm chí rất chặt chẽ, chỉ cần làm tốt các quy định đã có thì việc chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí sẽ cho hiệu quả và khả thi.

          Sau gần 95 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc Việt Nam đã tạo nên những kỳ tích trong lịch sử, trải qua kỷ nguyên đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội (1930-1975); kỷ nguyên thống nhất đất nước, đổi mới (1975-2025). Và giờ đây, chúng ta bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, khởi đầu bằng sự kiện trọng đại - Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên trước tạo tiền đề cho kỷ nguyên sau, kỷ nguyên sau kế thừa, phát triển thành tựu của kỷ nguyên trước, làm cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ngày càng hòa quyện, phát triển không ngừng. Ý Đảng hòa quyện lòng dân, khát vọng đưa đất nước vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới.

          Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc là kỷ nguyên phát triển bứt phá, tăng tốc dưới sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, phồn vinh, hạnh phúc; đuổi kịp, tiến cùng, sánh vai với các cường quốc năm châu. Ưu tiên hàng đầu trong kỷ nguyên mới là thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, có thu nhập cao; mọi người dân đều được phát triển toàn diện, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, văn minh. 

          Thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng, khi chúng ta hoàn thành xuất sắc công cuộc đổi mới sau 40 năm lao động, sáng tạo bền bỉ và đạt được những thành tựu vĩ đại. Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, trình độ thấp, bị bao vây, cấm vận, Việt Nam đã trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình, hội nhập sâu, rộng vào nền chính trị thế giới, nền kinh tế toàn cầu, nền văn minh nhân loại, đảm nhiệm nhiều trọng trách quốc tế, phát huy vai trò tích cực tại nhiều tổ chức, diễn đàn đa phương quan trọng. Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; lợi ích quốc gia, dân tộc được bảo đảm. Quy mô nền kinh tế năm 2023 tăng gấp 96 lần so với năm 1986. Việt Nam trong nhóm 40 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới, 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài; có quan hệ ngoại giao với 194 nước, vùng lãnh thổ trên khắp năm châu; xây dựng các mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện với tất cả các cường quốc trên thế giới. Đời sống của 105 triệu dân được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh; hoàn thành về đích sớm các mục tiêu Thiên niên kỷ. Tiềm lực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ, quốc phòng, an ninh không ngừng được nâng cao.

          Thực tế hiện nay lãng phí diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Đấu tranh phòng, chống lãng phí là cuộc chiến chống "giặc nội xâm" đầy cam go, phức tạp, tương đương với đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

          Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, ngày 29/10/2024, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 192-QĐ/TW kiện toàn Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng lãng phí, tiêu cực, trong đó đã bổ sung nhiệm vụ phòng, chống lãng phí, trọng tâm là phòng, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, tiến tới toàn xã hội phải thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí. Yêu cầu đặt ra là phải triển khai quyết liệt, đồng bộ công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực ngay từ địa phương, cơ sở.

          Trong thời gian tới, cần tập trung tuyên truyền sâu rộng, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên và người lao động, trước hết là sự nêu gương của người đứng đầu tại từng cơ quan, tổ chức, ở cả khu vực công và khu vực tư, về ý nghĩa, tầm quan trọng và trách nhiệm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được thể hiện rõ nét qua những cam kết, kế hoạch, chỉ tiêu cụ thể, phải tiến hành thường xuyên, triệt để, thiết thực qua các cuộc vận động, phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

          Bên cạnh đó, cần hoàn thiện các quy định, chế tài, xử lý nghiêm khắc các cá nhân, tập thể có hành vi, việc làm gây thất thoát, lãng phí tài sản công, theo tinh thần "xử lý một vụ cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực"; cần tập trung giải quyết triệt để các nguyên nhân dẫn đến lãng phí tài sản công, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực, để tập trung chăm lo cho nhân dân và phát triển đất nước.

          Xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội, trở thành việc làm "tự giác", "tự nguyện" như "cơm ăn, nước uống, áo mặc hàng ngày". Khuyến khích cán bộ, đảng viên, nhân dân tăng cường thực hành tiết kiệm, tạo thói quen quý trọng thời gian làm việc, tiền bạc, tài sản của nhà nước, công sức của nhân dân. Tăng cường ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, cải cách hành chính, xử lý hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, chống "tham nhũng vặt", khắc phục bệnh "sợ trách nhiệm", đùn đẩy, né tránh, sợ sai, không dám làm; không được lợi dụng phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để cản trở hoạt động phát triển hoặc trục lợi.